Kiến thức nha khoa

Răng hô nguyên nhân do đâu? Niềng răng hô có thực sự hiệu quả?

Răng bị hô là tình trạng răng miệng khá phổ biến ở nhiều người, hầu hết đều do bẩm sinh sinh ra đã như vậy. Mức độ hô của mỗi người là khác nhau từ nhẹ đến nặng. Răng hô ở mức độ nhẹ có thể không nhận ra nhưng cũng có trường hợp khiến khuôn mặt biến dạng, gây ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt thường ngày. Do đó hiện nay khá nhiều bạn trẻ tìm đến phương pháp niềng răng hô để lấy lại một gương mặt cân đối, thẩm mỹ, tự tin hơn. Trong bài viết này Teennie sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật những thông tin về răng hô và các phương pháp niềng răng hô hiệu quả nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!

unnamed file 2954

Các nguyên nhân gây hô răng

Tình trạng răng hô phổ biến là hiện tượng sai lệch khớp cắn của hàm trên và hàm dưới, bề mặt tiếp xúc của hai hàm càng lệch nhiều thì hô càng nặng. Bạn có thể xác định sự chênh lệch khi hai hàm ở trạng thái bình thường và khi ăn nhai.

Nguyên nhân gây hô răng xuất phát chủ yếu từ bẩm sinh, tức là từ khi sinh ra đã vậy, và có những trường hợp càng lớn lên tình trạng hô càng nặng thêm. Theo nghiên cứu khoa học, những bạn bị hô răng bẩm sinh thường do 70% di truyền từ người thân trong gia đình và có khả năng sẽ di truyền sang các thế hệ tiếp theo.

Ngoài ra, không chỉ do di truyền mà do các thói quen xấu hình thành sớm từ bé như mút tay, đẩy lưỡi, ngậm ti giả…cũng tác động đến sự phát triển của răng, xương hàm, khiến răng mọc lộn xộn, mọc hướng ra ngoài gây hô răng. Răng bị hô thường biểu hiện dưới 3 hình thức:

  • Hô do răng là tình trạng xương hàm phát triển bình thường nhưng răng bị mọc chìa ra ngoài.
  • Hô do xương hàm là tình trạng răng mọc thẳng theo hướng của xương hàm nhưng do xương hàm trên hoặc xương hàm dưới phát triển quá mức, lệch cấu trúc so với trán, má, mũi làm phần hàm bị hô ra.
  • Hô do sự phát triển quá mức của cả răng mọc chìa ra ngoài và xương hàm bị lệch cấu trúc với khuôn mặt.

Hô răng không chỉ đơn giản khiến bạn bị mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe bản thân. Do đó nếu đang gặp phải tình trạng răng bị hô, bạn cần nên tìm hiểu các hình thức niềng răng hô phù hợp và đến các cơ sở nha khoa uy tín điều trị càng sớm càng tốt.

unnamed file 2955

Các phương pháp niềng răng hô hiệu quả

Hiện nay, cách hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng hô răng đó là niềng răng. Phương pháp này đặc biệt mang lại hiệu quả bền vững, thẩm mỹ cho những bạn bị hô từ nhẹ đến nặng, giúp hàm răng trở nên đều, đẹp và giảm tình trạng hô rõ rệt.

Tuy nhiên cũng có một số trường hợp bị hô quá nặng do xương hàm phát triển quá mức bình thường so với cấu trúc gương mặt thì cần phải can thiệp thêm bằng phẫu thuật thẩm mỹ.

Để niềng răng hô, các nha sĩ sẽ tiến hành thăm khám và tư vấn hình thức niềng răng phù hợp với tình trạng, nhu cầu của từng cá nhân. Có ba hình thức niềng răng phổ biến như sau:

Niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp niềng răng truyền thống xuất hiện từ lâu đời, áp dụng rất hiệu quả đối với các trường hợp niềng răng hô nhẹ đến nặng với chi phí hợp lý, tiết kiệm nhất.

Mắc cài kim loại thường được chế tạo từ hợp kim Niken – Titanium có khả năng chịu lực lớn, khó bị bung, vỡ trong khi điều chỉnh, tác động lực đều và ổn định trong suốt quá trình điều trị.

Có hai hình thức niềng răng mắc cài kim loại:

Niềng răng khí cụ mắc cài kim loại kinh điển là hình thức sử dụng dây thun chỉnh nha để cố định dây cung vào từng mắc cài, thực hiện điều chỉnh.

Niềng răng khí cụ mắc cài kim loại có nắp đậy là hình thức sử dụng mắc cài có nắp trượt trực tiếp, nhờ đó có thể điều chỉnh dây cung dễ dàng và tiện lợi hơn khi dùng dây thun chỉnh nha, tránh trường hợp giãn thun, bung dây cung.

Niềng răng mắc cài sứ

Hoạt động tương đương như mắc cài kim loại nhưng thay vì được làm bằng hợp kim, mắc cài sứ sẽ được chế tác bằng hợp kim sứ và một số vật liệu vô cơ khác. Niềng răng bằng mắc cài sứ có tính thẩm mỹ cao hơn nhờ mắc cài đồng màu với màu răng, giúp người niềng răng tự tin giao tiếp, cười nói hơn.

Niềng răng mắc cài sứ cũng có hai hình thức: bao gồm niềng răng khí cụ mắc cài sứ và niềng răng khí cụ mắc cài sứ có nắp đậy, cả hai hình thức đều hoạt động tương đương như mắc cài kim loại.

Niềng răng không mắc cài

Niềng răng hô không mắc cài còn được gọi là niềng răng trong suốt, đây là hình thức niềng răng được nhiều bạn trẻ ưa chuộng trong thời gian gần đây nhờ sự tiện lợi, thẩm mỹ cao, mang đến cảm giác niềng như không niềng khi nhìn vào.

Phương pháp niềng răng này sử dụng một khay niềng trong suốt được làm bằng nhựa cao cấp lành tính với cơ thể gắn trực tiếp vào toàn bộ hàm răng của người niềng. Nha sĩ sẽ tiến hành lấy dấu mẫu hàm của người niềng và gửi đến đơn vị chế tác ở Mỹ để tạo một khuôn hàm khít sát với hàm răng của bạn, khuôn niềng sẽ được đúc mới theo từng giai đoạn để điều chỉnh răng dần cho đến khi đều, đẹp.

unnamed file 2956

Niềng răng hô mất bao lâu? Niềng răng hô có đau không?

Niềng răng hô mất bao lâu và niềng răng hô có đau không là hai yếu tố được rất nhiều bạn quan tâm, cân nhắc trước khi quyết định niềng răng vì các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của người niềng.

Niềng răng hô mất bao lâu?

Thông thường điều trị niềng răng thường kéo dài từ 1 – 3 năm tùy theo từng cá nhân, ngoài ra thời gian niềng có lâu hay không sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố chính như: tình trạng răng miệng người niềng, phương pháp niềng răng và sức khỏe răng miệng tổng quát của bạn.

Nếu tình trạng răng hô của bạn ở mức độ nhẹ và lựa chọn phương pháp phù hợp theo sự tư vấn của nha sĩ, không mắc nhiều bệnh răng miệng giai đoạn đầu thì bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian niềng răng.

Ngược lại đối với các trường hợp răng hô nặng, mắc nhiều bệnh răng miệng, không chăm sóc kỹ lưỡng và tuân thủ lời dặn nha sĩ trong thời gian niềng răng thì giai đoạn điều trị có thể kéo dài hơn bình thường.

Để biết rõ niềng răng hô mất bao lâu, bạn nên đến các phòng khám nha khoa uy tín để được nha sĩ thăm khám và tư vấn chuẩn xác nhất, từ đó có sự chuẩn bị tâm lý sẵn sàng hơn.

unnamed file 2957

Niềng răng hô có đau không?

Răng là một bộ phận rất nhạy cảm, đối với những tác động nhỏ như thức ăn giắt kẽ ta cũng có thể cảm nhận được, do đó trong quá trình niềng răng sẽ có một số giai đoạn điều trị khiến ta cảm thấy khó chịu là điều không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, ngưỡng cảm nhận đau của mỗi người là khác nhau, do đó không thể đánh giá cụ thể được niềng răng hô có đau hay không? Nhưng ở một số giai đoạn niềng răng nhất định, bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu và ê nhức, cảm giác hầu như tất cả những ai niềng răng đều phải trải qua để việc điều trị có hiệu quả tốt hơn.

Dưới đây Teennie sẽ chia sẻ một số giai đoạn mà bạn có thể sẽ thấy khó chịu trong quá trình niềng răng để có sự chuẩn bị tinh thần ổn định hơn:

Giai đoạn nhổ răng: Tùy thuộc theo từng trường hợp mà nha sĩ sẽ chỉ định có nhổ răng hay không. Hầu hết các ca niềng răng đều cần nhổ răng mọc lộn xộn, mọc ngầm, răng hư…để tạo khoảng trống cần thiết cho răng di chuyển về đúng cung hàm chuẩn và quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

Hiện nay kỹ thuật nhổ răng trong nha khoa đã rất tiên tiến, có máy móc, dụng cụ hỗ trợ, ngoài ra nha sĩ cũng có sử dụng thuốc giảm đau an toàn để đảm bảo cho bạn có một trải nghiệm nhổ răng nhẹ nhàng nhất. Vài ngày sau khi nhổ răng, tùy theo cơ địa mà bạn sẽ cảm thấy ê nhức hoặc sưng nhẹ từ 3 – 5 ngày.

Giai đoạn tách kẽ răng: Đây là giai đoạn đầu của quy trình niềng răng, nha sĩ sẽ sử dụng dây thun dày khoảng 2mm để đặt vào giữa các kẽ răng nhằm mục đích gắn mắc cài, tạo khoảng trống để răng có thể di chuyển trong quá trình niềng.

Vì trước đó răng của bạn chưa trải qua tác động nào nên đây có thể được xem là giai đoạn đau nhất. Tuy nhiên cảm giác này chỉ xuất hiện khoảng từ 5 – 7 ngày. Trong thời gian đó bạn có thể sẽ trải qua một số cảm giác khó chịu như ê, nhức, thức ăn giắt kẽ,…Theo nha sĩ cảm giác này sẽ giảm dần vào những ngày sau đó, răng hàm sẽ bắt đầu quen với tác động nên không cần quá lo ngại.

Giai đoạn gắn mắc cài và dây cung: Trong giai đoạn này bạn sẽ được gắn một bộ niềng hoàn chỉnh. Nếu sử dụng phương pháp niềng răng hô không mắc cài thì cảm giác khó chịu sẽ ít hơn, không đáng kể.

Khi được gắn mắc cài, dây cung,…môi, má, lưỡi của bạn sẽ chưa quen với cảm giác có vật thể lạ trong miệng nên cần thời gian làm quen, bạn sẽ thấy hơi vướng víu, cộm, mất tập trung khi ăn nhai, giao tiếp.

Đồng thời lúc này dây cung bắt đầu tác động lực, điều chỉnh răng nên bạn sẽ thấy bị ê nhức âm ỉ, kéo dài trong khoảng vài ngày. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp không thấy hoặc thấy rất ít cảm giác đau vì cơ địa ít nhạy cảm hơn.

unnamed file 2958

Không chỉ riêng về vấn đề thời gian và nỗi lo về cảm giác đau, nhiều bạn cũng đặc biệt quan tâm đến chi phí niềng răng hô để có sự chuẩn bị.

Niềng răng hô bao nhiêu tiền? Có nên niềng răng hô giá rẻ không?

Niềng răng hô bao nhiêu tiền?

Tình trạng răng miệng của mỗi người là khác nhau, do đó chi phí niềng răng hô sẽ phụ thuộc vào độ phức tạp trong quá trình điều trị. Ngoài ra, giá niềng răng hô cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như phương pháp niềng mà bạn chọn, sức khỏe răng miệng của bạn trước khi niềng có tốt hay không, nếu không sẽ phát sinh thêm các chi phí điều trị.

Các phương pháp niềng răng đều có những ưu, nhược điểm và chất liệu khác nhau, do đó giá niềng răng cũng khác nhau. Hiện nay niềng răng mắc cài kim loại có chi phí thấp nhất vì đây là phương pháp truyền thống, tiếp theo là niềng răng mắc cài sứ vì có độ thẩm mỹ cao hơn, phương pháp niềng răng có giá cao nhất là niềng răng không mắc cài nhờ độ thẩm mỹ cao và thuận tiện, kỹ thuật hiện đại.

Cụ thể chi phí niềng răng mắc cài kim loại sẽ dao động từ 24 đến 55 triệu đồng, phụ thuộc vào cấp độ hô răng và loại mắc cài kim loại mà bạn chọn là mắc cài truyền thống hay mắc cài tự động.

Chi phí niềng răng mắc cài sứ sẽ dao động từ 39 đến 68 triệu đồng, phụ thuộc vào cấp độ hô răng và loại mắc cài sứ truyền thống hay mắc cài sứ tự động mà bạn chọn.

Niềng răng không mắc cài, còn được gọi là niềng răng trong suốt Invisalign sẽ dao động từ 95 đến 115 triệu đồng phụ thuộc vào cấp độ hô của bạn.

Có nên niềng răng hô giá rẻ?

Các chi phí niềng răng ở trên đưa ra đã rất hợp lý và là mặt bằng chung của các nha khoa uy tín hiện nay. Nhiều bạn muốn niềng răng với chi phí tiết kiệm hơn nên tìm đến các nha khoa niềng răng hô giá rẻ, tuy nhiên chi phí rẻ sẽ đi kèm với cơ sở vật chất ít được đầu tư, trang thiết bị kém hiện đại và đội ngũ nha sĩ có ít kinh nghiệm hơn.

Nhiều trường hợp niềng răng hô giá rẻ hoặc quá rẻ phải đối mặt với các hậu quả không ngờ như răng bị lệch, răng yếu về sau, thời gian niềng kéo dài, thậm chí còn phải đến một nha khoa khác để điều chỉnh lại từ đầu, phát sinh thêm chi phí và công sức điều trị.

Do đó, thay vì chọn niềng răng hô giá rẻ với chất lượng không được đảm bảo ngay từ đầu, hãy cân nhắc và lựa chọn các nha khoa uy tín, nha sĩ nhiều năm kinh nghiệm để có một trải nghiệm niềng răng an toàn hơn.

unnamed file 2959

Hiện nay tại Teennie – Nha khoa học đường còn có các chính sách hỗ trợ thanh toán chi phí linh hoạt hơn cho các bạn để phương pháp niềng răng có thể tiếp cận đến nhiều bạn trẻ, giúp các bạn dễ dàng lấy lại nụ cười tự tin hơn. Nha khoa Teennie cũng đầu tư rất nhiều vào đội ngũ nha sĩ lẫn trang thiết bị, kỹ thuật để các bạn có một quy trình niềng răng an toàn, hiệu quả nhất.

Quy trình niềng răng hô tại Teennie

Bước 1: Khám, kiểm tra tình trạng răng miệng và tư vấn điều trị tổng quát

Khi đến Teennie, bạn sẽ được đội ngũ y bác sĩ có tay nghề và chuyên môn cao thăm khám tổng thể và tư vấn về tình trạng sức khỏe răng miệng, sau đó đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề răng miệng trước khi niềng để tránh các bệnh lý phát sinh và đảm bảo hiệu quả.

Cũng trong bước này, bạn sẽ được chụp X-Quang, chụp hình trong và ngoài miệng để nhận diện được cấu trúc xương hàm, xương răng, chân răng nhằm có những giải pháp chuẩn xác cho tình trạng răng. Cuối cùng là tiến hành lấy dấu mẫu hàm để thiết kế bộ mắc cài đồng thời lên phác đồ điều trị phù hợp.

Bước 2: Giai đoạn gắn khí cụ

Để hỗ trợ quá trình đeo mắc cài niềng răng sau này thuận lợi hơn, sau khi điều trị tổng quát, bác sĩ sẽ bắt đầu gắn các loại khí cụ như: Tách kẽ, lấy dấu có khâu và gắn khâu,…

Bước 3: Tiến hành gắn các mắc cài

Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh sạch sẽ khoang miệng rồi gắn các mắc cài lên từng chiếc răng. Sau khi tất cả các mắc cài đã nằm chắc chắn trên răng, dây cung sẽ được đặt nằm trong các rãnh mắc cài và cố định bằng thun chuyên dụng để điều chỉnh lực kéo vừa đủ giúp răng di chuyển về đúng vị trí theo phác đồ điều trị.

Bước 4: Tái khám và theo dõi định kỳ cho đến khi kết thúc liệu trình

Trong thời gian đeo niềng răng, bạn cần tuân thủ lịch hẹn tái khám để được các bác sĩ kiểm tra và xử lý các vấn đề liên quan như thay dây cung môi và thay thun, tăng lực siết hàm. Ngoài ra, bạn sẽ được vệ sinh răng miệng và cạo vôi định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho răng miệng trong suốt quá trình niềng.

Bước 5: Tháo niềng và đeo hàm duy trì

Kết thúc liệu trình điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành tháo niềng răng và đeo hàm duy trì để giữ các răng ổn định vững chắc ở vị trí mới. Ở giai đoạn này bạn vẫn phải chú ý tái khám đúng định kỳ kiểm tra độ ổn định của răng và tuân thủ chế độ chăm sóc răng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

unnamed file 2960

Niềng răng tuy cần quá trình lâu dài và sự kiên trì hơn các phương pháp khác nhưng sẽ mang lại hiệu quả bền vững, dài lâu và bảo tồn được hoàn toàn răng thật, do đó nếu có răng cửa đang mọc thưa, lệch, bạn hãy cân nhắc đi niềng răng cửa mọc lệch, thưa càng sớm càng tốt để giảm thiểu được chi phí và thời gian điều trị cho chính mình.

Những lưu ý trước và sau khi niềng răng hô

Lưu ý trước khi niềng răng hô

Trước khi niềng răng hô, bạn cần xác định tình trạng răng của mình là hô do răng hay hô do hàm để có sự chuẩn bị khi trao đổi với nha sĩ.

Ngoài ra bạn cũng cần chăm sóc vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, điều này giúp bạn có thể giảm được các chi phí điều trị phát sinh như chữa tủy, điều trị viêm nướu, nhổ răng sâu….

Tìm hiểu và lựa chọn nha khoa uy tín cũng là điều cần phải lưu ý kỹ để “chọn mặt gửi vàng”, chọn được nha khoa uy tín sẽ giúp bạn yên tâm trong suốt quá trình niềng răng, đảm bảo an toàn, mang lại chất lượng niềng răng chuẩn xác, tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị.

unnamed file 2961

Lưu ý sau khi niềng răng hô

Hiệu quả niềng răng không chỉ phụ thuộc vào nha sĩ và phương pháp niềng mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc của chính bản thân bạn trong và sau khi niềng răng.

Do đó bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt lời dặn của nha sĩ về cách ăn uống và vệ sinh răng niềng.

Nên vệ sinh răng miệng theo chỉ định bác sĩ bằng các dụng cụ chăm sóc chuyên biệt dành cho răng niềng.

Khi ăn uống nhớ tránh các loại thực phẩm có thể làm ảnh hưởng đến răng như thực phẩm quá cứng, dẻo, dính…dễ vướng lại trên mắc cài, thực phẩm nên được cắt nhỏ để việc ăn nhai dễ dàng, nhẹ nhàng hơn. Ngoài ra cũng cần tránh thực phẩm quá nhiều đường để hạn chế sâu răng và các bệnh răng miệng khác.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ

Teennie Clinic – Nha Khoa Học Đường

Chat zalo
Chat Facebook