Kiến thức nha khoa

Khớp cắn lệch và những ảnh hưởng nghiêm trọng ít ai biết

Thực tế hiện nay, khớp cắn lệch đang là tình trạng chung của rất nhiều người, ở mọi độ tuổi và mọi giới tính. Khi khớp cắn bị sai lệch sẽ gây ra vô số ảnh hưởng tiêu cực đến tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai, sức khỏe… Do đó, các bác sĩ thường khuyên chúng ta cần điều trị càng sớm càng tốt. Cùng Teennie tìm hiểu chi tiết về các trường hợp khớp cắn lệch và ảnh hưởng nghiêm trọng của việc sai lệch khớp cắn như thế nào nhé!

unnamed file 2962

Lệch khớp cắn là gì?

Lệch khớp cắn là tình trạng mà răng hàm trên và răng hàm dưới không cắn khít lại với nhau ở trạng thái nghỉ, cũng như khi ăn nhai. Bên cạnh đó, lệch khớp cắn cũng thể hiện ở việc các răng trên cung hàm mọc lệch lạc và không thẳng hàng.

Nguyên nhân chính gây ra khớp cắn lệch là di truyền (chiếm tới 70%), ông bà, cha mẹ bị thì tỷ lệ con cháu sau này sẽ mắc phải rất cao. Ngoài ra, tình trạng này cũng xuất hiện ở những người lúc nhỏ có các thói quen xấu như tật mút tay, đẩy lưỡi, ngậm ti giả lâu…hoặc mất răng sữa sớm.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết mình có bị khớp cắn lệch hay bằng cách thông qua những dấu hiệu như:

  • Trong trạng thái bình thường răng cửa hàm dưới không tiếp xúc khoảng 2/3 so với thân răng cửa hàm trên, mà có sự chênh lệch.
  • Khi cắn, những răng hàm số 4,5,6,7 không tiếp xúc nhau ở mặt nhai hoặc cắn khít với nhau, mà bị hở và cộm cấn.
  • Trong quá trình ăn uống và giao tiếp, thường xuyên bị cắn phải má trong hoặc lưỡi
  • Dễ bị mỏi hàm khi ăn nhai và khó chịu khi nhai cắn thực phẩm,
  • Nói chuyện khó khăn, không chuẩn, nói ngọng, nói líu
  • Khó khăn khi ngậm miệng và khép kín 2 hàm

unnamed file 2963

 

Các trường hợp sai lệch khớp cắn

Dưới đây là một số trường hợp khớp cắn lệch, không chuẩn, không có sự tương quan cần thiết giữa hai hàm trên dưới:

1/ Khớp cắn sâu

Khớp cắn sâu là một trong những loại khớp cắn lệch khá phổ biến, được thể hiện qua việc khi cắn lại hàm trên che khuất hàm dưới hoàn toàn và cũng có thể ít thấy. Đặc biệt, trong một số trường hợp nặng thì rìa răng hàm dưới sẽ không chạm và răng hàm trên mà chạm vào nướu trong của hàm trên. Nguyên nhân là do xương hàm dưới mọc cụp vào trong, quá nhỏ, quá ngắn hoặc xương hàm trên quá phát triển.

unnamed file 2964

2/ Khớp cắn ngược

Khác biệt so với khớp cắn sâu, người bị khớp cắn ngược sẽ có hàm dưới phát triển quá mức, đưa ra phía trước và hàm trên lại ngắn cụp vào trong. Khi bị khớp cắn sâu, khuôn mặt của chúng ta sẽ mất cân đối nghiêm trọng, không cân đối, bị gãy, trông như “lưỡi cày”.

unnamed file 2965

3/ Khớp cắn chéo

Loại khớp cắn lệch này không biểu hiện trên khuôn mặt mà chỉ lộ ra khi chúng ta cười nói hàng ngày. Nếu như bình thường răng cửa hàm dưới tiếp xúc khoảng 2/3 so với thân răng cửa hàm trên, với người bị khớp cắn chéo khi ở trạng thái nghỉ các răng bị xô lệch, cái thò cái thụt không theo trật tự.

unnamed file 2966

4/ Khớp cắn hở

Giống như tên gọi, khớp cắn hở là tình trạng mà nhóm răng cửa bị hở và thậm chí có thể nhìn thấy lưỡi ngay cả khi khép răng ở trạng thái nghỉ bình thường. Đồng thời, trong quá trình ăn nhai hàng ngày răng ở hai hàm không thể chạm nhau, mà tạo thành khoảng hở.

unnamed file 2967

Tại sao nên điều trị khớp cắn lệch càng sớm càng tốt?

Khớp cắn lệch gây ra rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ, sức khỏe và cuộc sống của chúng ta. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời thì tình trạng này ngày càng trầm trọng hơn.

  • Khớp cắn lệch ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ, khiến hàm răng mất cân đối và khuôn mặt không được hài hoài, kém xinh. Điều này làm cho người bị cảm thấy mất tự tin, buồn phiền về ngoại hình và ngại giao tiếp.
  • Răng mọc lộn xộn, tương quan hai hàm không đều dễ giắt thức ăn, mảng bám, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, gây ra sâu răng, hôi miệng, vôi răng…
  • Khớp cắn lệch cũng khiến quá trình vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn, mất thời gian, mới đảm bảo tất cả các răng đều sạch sẽ, không còn thức ăn thừa.
  • Hai hàm không sát khít sẽ làm quá trình ăn nhai ảnh hưởng, giảm cảm giác ngon miệng, khó nghiền nát thức ăn, hay cắn vào môi má bên trong. Lâu ngày tăng áp lực lên hệ tiêu hóa, gây ra các bệnh lý về dạ dày, khó hấp thụ chất dinh dưỡng…
  • Khớp cắn lệch cũng là nguyên nhân gây nói ngọng, nói lắp, phát âm sai

unnamed file 2968

Để khắc phục khớp cắn lệch do răng, thì niềng răng chính là giải pháp tối ưu nhất, giúp điều chỉnh những răng mọc lộn xộn, về đúng vị trí trên cung hàm. Không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ, cho khuôn mặt hài hòa xinh đẹp, mà còn giúp ăn nhai tốt hơn, cải thiện sức khỏe, phát âm,…

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, hậu quả của tình trạng khớp cắn lệch. Để được tư vấn kỹ hơn, quý khách hãy đến trực tiếp hệ thống niềng răng sinh thái Teennie hoặc gọi ngay Hotline 0836 068 680.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ

Teennie Clinic – Nha Khoa Học Đường

Chat zalo
Chat Facebook